TUẦN HOÀN KÉM Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Jan 19 , 2021

TUẦN HOÀN KÉM Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

TUẦN HOÀN KÉM Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Đau đầu, mệt mỏi, thường xuyên mất ngủ, tê chân tay, suy giảm trí nhớ… là các dấu hiệu ban đầu của việc tuần hoàn kém. Hiện tượng bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi do chức năng hệ tuần hoàn suy giảm, tuy nhiên ngày nay tình trạng này đang ngày càng được trẻ hoá do lối sống không lành mạnh của một bộ phận giới trẻ.

Tuần hoàn máu là quá trình máu được vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Suy giảm tuần hoàn máu hay tuần hoàn máu kém là hiện tượng máu trong cơ thể không được lưu thông tốt dẫn tới các rối loạn tuần hoàn, trong đó có rối loạn tuần hoàn não. Đây là chứng bệnh phổ biến ở người cao tuổi, có khoảng ⅓ người cao tuổi mắc bệnh này. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều người trẻ gặp rối loạn tuần hoàn với biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh.. 

Vậy đâu là nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng này. 

Nguyên nhân của tuần hoàn máu kém ở người trẻ

Cùng với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ, đời sống xã hội ngày càng phát triển thì con người càng trở nên ít vận động và lệ thuộc vào máy móc. Bên cạnh đó, cuộc sống hiện đại cùng cường độ công việc luôn ở mức cao, đặc biệt những người làm việc trí não quá nhiều không quan tâm đến chế độ nghỉ ngơi, ăn uống không đủ dưỡng chất, ngủ không đủ giấc, áp lực công việc, căng thẳng kéo dài… là nguyên nhân hàng đầu khiến người trẻ ngày nay dễ bị tuần hoàn máu kém.

Ngoài ra, việc lạm dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá…, một số bệnh tật do chuyển hóa kém như mỡ máu, béo phì cũng dẫn đến việc tuần hoàn kém. 

Tuần hoàn máu kém không những gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt bình thường,  nếu không được điều trị kịp thời có thể diễn tiến phát triển thành các biến chứng nguy hiểm. 

Dấu hiệu nhận biết bạn có bị tuần kém hay không?

  • Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém 
  • Mệ mỏi kéo dài, đau đầu, đôi khi khó thở, đau nhức cơ bắp 
  • Cảm giác tê ở các bộ phận cơ thể nhất định, đặc biệt ở tay và chân 
  • Chân và tay bị lạnh, da khô và móng tay dễ bị giòn 
  • Phù hoặc sưng bàn chân trong một thời gian dài 
  • Tóc mỏng, khô và rụng nhiều 
  • Da hoặc môi nhợt nhạt, xanh tái 
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu, dễ bị bệnh, các vết thương hở lâu lành hơn bình thường

Biện pháp phòng ngừa và khắc phục 

Phần lớn người trẻ gặp chứng tuần hoàn máu kém là do lối sống chưa lành mạnh. Vì vậy, việc làm đầu tiên cần chú ý là phải xây dựng được một thời gian biểu sinh hoạt hợp lý. 

  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn đủ bữa, đặc biệt là bữa sáng
  • Giảm bớt căng thẳng bằng cách ngồi thiền, tập thở, tập yoga..Các bài tập giúp cải thiện lưu thông máu.
  • Không đứng hay ngồi cùng một tư thế quá lâu, đối với những bạn trẻ làm việc công sở cần vận động và nghỉ ngơi ngắn sau khoảng hai giờ làm việc. 
  • Không hút thuốc lá, lạm dụng các chất kích thích thần kinh
  • Ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya 
  • Bổ sung đầy đủ vitamin cần thiết với cơ thể, ngoài ra có thể sử dụng thêm các sản phẩm thuốc hoạt huyết có tác dụng giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tuần hoàn hiệu quả.