TS.BS Trần Minh Vịnh Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh VIẾT TIẾP CÂU CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH 4 ĐỜI CHỮA BỆNH CỨU NGƯỜI

Jan 31 , 2021

TS.BS Trần Minh Vịnh Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh VIẾT TIẾP CÂU CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH 4 ĐỜI CHỮA BỆNH CỨU NGƯỜI

Bài viết về TS. BS Trần Minh Vịnh trong cuốn sách "Những nhà khoa học ngành Y - Chân lý và những điều giản đơn" tập III, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, năm 2014.

Kế thừa và phát huy truyền thống gia đình với những tinh hoa y học cổ truyền dân tộc cùng với những tiến bộ của y học hiện đại, TS.BS Trần Minh Vịnh đã không ngừng phấn đấu, cống hiến cho nền y học nước nhà những công trình khoa học xuất sắc, tạo ra những sản phẩm có nhiều tính năng ưu việt, mang lại hiệu quả cao. Nguyên là Chủ nhiệm bộ môn Nội dã chiến, khoa Máu - Độc- Xạ - Bệnh nghề nghiệp ( khoa A7  Viện Quân Y 103 ) kiêm Chủ tịch Hội đồng Giám định bệnh nghề nghiệp Bộ Quốc phòng và hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dược thảo Phúc Vinh, nhà giáo – thầy thuốc – nhà khoa học – doanh nhân Trần Minh Vịnh vẫn đang tiếp tục mang tài năng, tâm huyết của mình xoa dịu đi nỗi đau của hàng vạn bệnh nhân trong cả nước.

Phát huy truyền thống gia đình

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống nghề Đông y (cả bên nội, bên ngoại đều làm Đông y) tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông nội, được dân làng gọi là Ông Tú Đương vì năm xưa ông thi đỗ Tú tài nhưng lại không muốn theo đường quan trường nên chọn cuộc sống  chuyên tâm vào dạy học và làm thuốc chữa bệnh cứu người bằng các bài thuốc Đông y. Bố ông cũng là nhà trí thức từng theo học ở Huế nhưng về sau lại trở về quê nhà dạy học và bốc thuốc chữa bệnh nối nghiệp tổ tiên. Bởi vậy mà ngay từ nhỏ cậu bé Trần Minh Vịnh đã thông minh, ham học và được tiếp xúc với các bài thuốc Đông y gia truyền từ khá sớm. Học cấp 1 và cấp 2 ở trường làng nhưng lên cấp 3 ông đã xuất sắc thi đỗ vào trường cấp III  Lam Sơn – ngôi trường danh tiếng bậc nhất xứ Thanh.

Năm 1959, chàng thanh niên Trần Minh Vịnh thi đỗ vào Trường Đại học Y Hà Nội – đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời và bắt đầu thực hiện ước nguyện của người cha: dùng thảo dược làm thuốc trị bệnh cứu người. Luôn cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập, sau 6 năm dùi mài kinh sử chàng sinh viên Trần Minh Vịnh đã hoàn thành chương trình đào tạo, tốt nghiệp Đại học và được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy. Tuy nhiên vừa mới nhận công tác , ông lại được điều động vào quân ngũ công tác tại Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng rồi được cử đi học tiếp 3 năm về huyết học ở Liên Xô cũ.

Năm 1971, Trần Minh Vịnh trở về nước công tác tại khoa Huyết học lâm sàng, Viện Quân y 103 và phụ trách công tác giảng dạy. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ông được cấp trên tin tưởng và cử đi học nghiên cứu sinh 4 năm tại Học viện Quân y Cộng hòa Dân chủ Đức (1978 –1982). Bảo vệ thành công Luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Huyết học phóng xạ, ông trở về tiếp tục công tác tại Viện Quân y 103 và được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm bộ môn nội dã chiến và CNK Máu – độc – xạ – bệnh nghề nghiệp  kiêm Chủ tịch Hội đồng Giám định bệnh nghề nghiệp Bộ Quốc phòng. Năm 1992, Viện Quân y 108 có kế hoạch thành lập khoa Máu ung thư (nay là khoa A6), TS.BS Trần Minh Vịnh được điều động về công tác tại đây để chuẩn bị thành lập khoa Máu ung thư và được thành lập vào năm 2000.

Kết hợp Đông – Tây Y trong nghiên cứu khoa học và chữa bệnh

Được thừa hưởng kiến thức Đông y gia truyền từ nhiều đời, lại được đào tạo bài bản với những kiến thức Tây y hiện đại và tham gia nghiên cứu khoa học tại Viện Quân y 103, Viện Quân y 108, trong nhiều năm qua TS Trần Minh Vịnh dày công nghiên cứu vận dụng Đông – Tây y kết hợp. Ngay trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Ấn Độ và Cộng hòa Liên bang Đức, ông khiến đồng nghiệp phải ngạc nhiên với phương pháp Đông – Tây y kết hợp thông qua những bài thuốc, vị thuốc mà ông đã dày công nghiên cứu. Có thể kể đến các đề tài nghiên cứu tiêu biểu như: “Nghiên cứu các vị thuốc đông y thuộc thuốc lý huyết (cầm máu, đông máu)” (1976): chọn lọc bài thuốc cầm máu với thuốc TCD (Trắc bách diệp, Cỏ nhọ nồi, Đương quy) tác dụng cầm máu đã được dùng cho bệnh nhân ở Viện 103 và đã công bố trên Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân; “Nghiên cứ tác dụng cầm máu của Đại kế (Ô rô cạn, mọc nhiều ở miền Trung Việt Nam) (1977  1978). Bài thuốc này được ông đặt tên là CM1(Có nghĩa là cầm máu tiên phát) có tác dụng tốt trong trường hợp rong kinh, chảy máu tại chỗ, chống nhiễm trùng bội nhiễm; “Nghiên cứu thuốc cầm máu thứ phát do tăng đông máu quá mức, rối loạn đông máu do nhiều căn nguyên: trong bệnh máu, ung thư máu, thiếu máu tan máu, rắn độc cắn,…”, (1984  1986). Đặt tên là Hoạt huyết CM2 trong cụm đề tài thuộc vấn đề 7  chương trình A; “Nghiên cứu thuốc Hoạt huyết CM2 dạng cao lỏng trong phòng và chữa bệnh phóng xạ” (1988  1990), (Đề tài cấp nhà nước 50B-02-03B và được tặng Bằng khen); “Nghiên cứu tác dụng thuốc Hoạt huyết CM3 dạng viên bao phim” (1995 – 1997); “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thử nghiệm thuốc Hoạt huyết CM3” (1997  2000) (Dự án cấp Nhà nước); “Nghiên cứu sản xuất Hoạt huyết CM3 dạng viên nang mềm” 2012  2013…

Đặc biệt trong quá trình công tác tại các Viện Quân y 103 và 108, TS Trần Minh Vịnh đã có những nghiên cứu nổi bật về Đông dược. Thành công tiêu biểu đó là công trình nghiên cứu cấp Nhà nước mã số 50B-02-03B về “Thuốc hoạt huyết CM2” (dạng lỏng) do ông làm Chủ nhiệm. Đến nay thuốc hoạt huyết CM2 vẫn đang được sản xuất tại Viện Quân y 103 với công dụng điều trị thiểu năng tuần hoàn não, tụ máu sau tai nạn và phẫu thuật, cứu sống nhiều trường hợp bị các bệnh nguy hiểm gây tử vong cao như nhồi máu não, nghẽn tắc động mạch vành tim, rối loạn đông máu trong bệnh máu , viêm tắc mạch chi, Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch… Không những thế qua nghiên cứu thực nghiệm trên thỏ với mô hình “ Đông máu rải rác trong lòng mạch” , một bệnh cảnh vừa chảy máu vừa tắc mạch và  trên người bệnh, TS Trần Minh Vịnh đã làm sáng tỏ cơ chế tác dụng của thuốc hành huyết, hoạt huyết qua các xét nghiệm đông máu (nội sinh và ngoại sinh), đánh giá sự ức chế hoạt hóa các yếu tố tiền đông và nồng độ fibrinogen trong máu – đây một thành công lớn nữa mà đề tài nghiên cứu đã mang lại cho nền y học Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, một điều rất thú vị đã xuất hiện là đa số các vị thuốc hoạt huyết như đương quy, xuyên khung… các loại thuốc phá ứ như tô mộc, ngưu tất, ích mẫu… thường làm thời gian đông máu kéo dài. Ngược lại các vị thuốc chỉ huyết như đại kế, cỏ nhọ nồi, tóc rối… thời gian đông máu ngắn hơn. Qua khảo nghiệm, TS Trần Minh Vịnh nhận thấy rằng, sao tẩm các vị thuốc Đông dược khác nhau thì thời gian đông máu cũng khác nhau, trên cơ sở đó ông đã chọn được phụ liệu tẩm và cách sao tẩm thích hợp. Vấn đề còn lại là hợp vị toàn bài thuốc hoạt huyết như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Kết quả nghiên cứu đã được PGS.TS Phan Trọng Khoa  Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý, Học viện Quân y 103 nhận xét: “Lần đầu tiên một bài thuốc Đông y đã có các chỉ tiêu sinh hóa đánh giá chất lượng thuốc”.

Tuy vậy, nhưng lòng ông vẫn chưa yên bởi điều trăn trở lúc này là điều kiện bảo quản như thế nào để mang lại nhiều tiện ích nhất cho người bệnh. TS Trần Minh Vịnh lại tiếp tục đi nghiên cứu chuyển từ dạng thuốc nước sang dạng thuốc viên hiện đại với đề tài “Công nghệ sản xuất hoạt huyết CM3” do ông làm Chủ nhiệm và đã tiến hành thành công. Hiện nay, các loại thuốc viên bao phim, viên nang… đang được lưu hành trong toàn quốc với chất lượng tốt. Thành phẩm thuốc Hoạt huyết CM3 (với 3 tác dụng chính: Lưu thông máu – Phá ứ  Cầm máu) đã được tiến hành nghiên cứu trên hàng trăm người bệnh với các  bệnh cảnh khác nhau do nhiều nguyên nhân gây ra. Thành công ngoài mong đợi là Hoạt huyết CM3 đạt hiệu quả cao và không có tác dụng phụ dù dùng liều cao. Đề tài nghiên cứu đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao: “Phương hướng phát triển của đề tài Thuốc Hoạt huyết đúng hướng của Y dược hiện nay. Thuốc Hoạt huyết CM3 đã đạt được 2 mục tiêu: An toàn và hiệu quả lâm sàng”.

Sau khi được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trong toàn quốc (tháng 2/1998), TS Trần Minh Vịnh vẫn thường xuyên theo dõi tác dụng thuốc và tác dụng phụ, tiếp tục nghiên cứu để nâng cao tác dụng và dạng sử dụng. Đến nay đã gần 15 năm thuốc được lưu hành trong toàn quốc, hoạt huyết CM3 đã được hàng vạn người sử dụng thuốc với tác dụng hỗ trợ tích cực có hiệu quả đối với tai biến mạch máu não, tụ máu não, nhồi máu cơ tim, tắc mạch chi, thiểu năng tuần hoàn não, tụ máu sau chấn thương và Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch, giảm đau và hỗ trợ điều chỉnh rối loạn đông máu trong ung thư, nhất là ung thư máu… mà vẫn  chưa hề có phản hồi về tác dụng phụ nào. Đúng như Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: “Nếu biết sử dụng thuốc hoạt huyết thì có thể chữa trăm bệnh”. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, Hoạt huyết CM3 của TS Trần Minh Vinh hiện nay đã được nghiên cứu, cải tiến thành dạng viên nang mềm thực phẩm chức năng và đã được cấp phép sản xuất. Hy vọng là Viên nang mềm thực phẩm chức năng CM3 (Rheovina) sẽ mang sức khỏe đến mọi người.

Đối với TS Trần Minh Vịnh, Hoạt huyết CM3 không chỉ đặc biệt bởi ông đã dành nhiều tâm huyết nhất để nghiên cứu mà nó còn là “ân nhân” từng cứu ông thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Ông kể: “hơn 20 năm về trước tại nhà riêng khi đang đi lại trong nhà, tôi bỗng thấy có triệu chứng co thắt ngực dữ dội, buồn nôn, tay chân tê dại… tôi hiểu chuyện gì đang diễn ra nên ngay lập tức nằm xuống giường, ra hiệu cho người nhà lấy một vốc thuốc hoạt huyết CM3 và tôi cứ nằm lặng yên hàng giờ mà nhai thuốc. Cũng may vợ và con tôi đều là bác sĩ nên cũng biết cách xử trí, không xốc tôi đến bệnh viện ngay. Đến khi cơn đau thực sự qua, tôi mới được đưa tới viện. Đồng nghiệp của tôi ở Viện Quân y Viện 108 mừng vì “ông huyết học Trần Minh Vịnh” đã thoát chết kỳ lạ, vừa mừng vì trong tủ thuốc bệnh tim mạch giờ đây đã có thêm một loại thuốc quý, một kinh nghiệm quý”. Và hiện nay con trai ông – TS.BS Trần Hồng Nghị Phó chủ nhiệm Khoa Thận – Khớp, Bệnh  viện Trung ương quân đội 108 cũng đang tiếp tục nối gót ông cha.

Công ty Dược thảo Phúc Vinh – nơi tình yêu thăng hoa

Nhắc đến cái tên Trần Minh Vịnh nhiều người vẫn nhắc đến ông như một doanh nhân mang cái tâm của người thầy thuốc chữa bệnh cứu người trong vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dược thảo Phúc Vinh. Với mục đích ứng dụng những kinh nghiệm đã có, thừa kế, phát huy, phát triển các vị thuốc, bài thuốc Y học cổ truyền vào thực tế cuộc sống phục vụ cộng đồng, ngày 17/4/2003 Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh (nay là Công ty cổ phần Dược thảo Phúc Vinh) đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Nhưng bước vào thương trường, bác sĩ Trần Minh Vịnh cũng chưa lường hết khó khăn về “đầu ra” của sản phẩm. Trong hai năm đầu mới thành lập do chưa có kinh nghiệm về thương trường, lại không có vốn, chưa có điều kiện tiếp thị, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả, công ty đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động. Đúng thời điểm đó, doanh nhân Đào Đình Bảng cũng xuất thân từ gia đình Đông y (nay là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dược thảo Phúc Vinh kiêm Tổng giám đốc công ty), sau khi tìm hiểu, đã hợp sức, hỗ trợ vốn và có kinh nghiệm tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm, góp phần quan trọng giải quyết khó khăn về “đầu ra” của sản phẩm. Công ty từng bước hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm không chỉ ở Hà Nội mà tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Được sự cộng tác chặt chẽ của cộng sự có tâm huyết với đội ngũ cán bộ nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm các sản phẩm của Công ty cổ phần  Dược thảo Phúc Vinh đã nhanh chóng nhận được sự tín nhiệm của khách hàng như thuốc ho Bạch ngân PV; Nhiệt miệng PV, Bổ thận PV, Phong tê thấp PV, Tiêu độc PV, Xương khớp PV, Gout PV, Giảm cân PV, Trà tan Táo mèo, PV Gan…Đặc biệt phải kể đến sản phẩm Pomitagen điều trị thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu – một trong những bệnh máu khó điều trị ... Công ty Dược thảo Phúc Vinh tiếp tục xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với nhiều dây truyền, thiết bị, công nghệ bào chế hiện đại tại khu công nghiệp Thạch Thất  Quốc Oai  Hà Nội và bắt đầu đưa vào hoạt động vào năm 2014.  Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, Ban lãnh đạo công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,mạnh dạn đầu tư công nghệ mới tự động hóa, nghiên cứu trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn đông tây y kết hợp để tạo ra những sản phẩm mới hiệu quả hơn, để phục vụ sức khỏe cộng đồng, đưa thương hiệu Phúc Vinh trở thành thương hiệu tin cậy của công đồng trong và ngoài nước.

Ngẫm về chặng đường đã đi qua, Chủ tịch HĐQT Trần Minh Mịnh thấy rằng phát triển công ty theo hướng đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất trên cơ sở tiếp tục đi sâu nghiên cứu phát triển các vị thuốc, bài thuốc gia truyền dựa trên những dược liệu sẵn có trong nước là một hướng đi hoàn toàn đúng. Công ty Dược thảo Phúc Vinh hoạt động theo phương châm “ sống vì khoa học”phải dành kinh phí để đầu tư nghiên cứu, tiếp tạo ra những sản phẩm có giá trị vì sức khỏe cộng đồng… Các chuyên gia nước ngoài đồng tình và ủng hộ với phương châm đó và đang cùng Công ty trao đổi nghiên cứu các sản phẩm mới phục vụ sức khỏe người dân và “nuôi” khoa học.

Điều đáng quý trong con người nhà khoa học, người thầy giáo, người thầy thuốc và doanh nhân Trần Minh Vịnh đó chính là tình yêu đối với bệnh nhân, đối với những mãnh đời bất hạnh. Trưởng thành từ trong gian khổ người lính ấy đã trở về đời thường làm kinh tế và không quên làm công tác từ thiện xã hội. Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7), Công ty  Dược thảo Phúc Vinh đã tài trợ gần 200 triệu đồng cho chương trình “Những người chưa bao giờ khuất” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức, đóng góp 50 triệu đồng vào quỹ tài trợ chương trình “Những trái tim đồng cảm”, mổ tim bẩm sinh , chương trình”Tiếp sức hồi sinh” mỗi năm 200 triệu đồng và 150 triệu đồng hỗ trợ cho đồng bào ở Hương Sơn  Hà Tĩnh bị lũ lụt… Trong năm 2013 vừa qua, TS. Trần Minh Vịnh đã được vinh dự tặng danh hiệu “Doanh nhân văn hóa”.

Phó chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu tặng danh hiệu “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” cho TS.BSTrần Minh Vịnh 30/05/2013

Nói về những thành công trên bước đường sự nghiệp, gương mặt TS Trần Minh Vinh luôn tỏ vẻ tự hào, thầm cảm ơn người vợ  người bạn đời tri kỷ của mình. Bởi trong suốt quá trình học tập, công tác và nghiên cứu khoa học, ông luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của người vợ là bà Nguyễn Mai Nga cũng là Bác sĩ y học chuyên về xét nghiệm máu Viện Quân y 103. Ông kể: “Vì thương chồng vất vả, nhiều đêm bà ấy đã thức trắng, đã cùng tôi nghiên cứu hoặc tìm ra cách giải quyết hữu hiệu nhất, động viên tôi có thêm nghị lực hoàn thành tốt công trình nghiên cứu…”.

Nghiên cứu kết hợp bào chế Đông y và Tây y với công nghệ cao đã làm tăng tác dụng thuốc, bảo quản và giữ được chất lượng thuốc ( với máy sấy hồng ngoại, nhiệt độ thấp) ,tiện dụng và giảm liều uống là cơ sở khoa học để thừa kế và phát huy những bài thuốc Đông y gia truyền của gia đình và những kiến thức Tây y đã được học. Gần 50 năm công tác trong ngành y, từng trực tiếp tham gia cứu chữa nhiều thương binh, bệnh binh và hàng trăm bệnh nhân trong cả nước, giờ đây niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất đối với TS Trần Minh Vịnh đó là được chứng kiến của giá trị mà những thành công trong nghiên cứu,những phương thuốc trị liệu đã cứu được sinh mạng của  rất nhiều bệnh nhân khi bị bệnh với các tình huống hiểm nghèo và đang từng ngày giúp giảm nhẹ nỗi đau đớn, giành giật lại sự sống cho các đồng đội thân yêu của mình, cho hàng vạn bệnh nhân trong cả nước. Dòng họ và người thân trong gia đình cũng tự hào vì Ông đã kế nghiệp và thực hiện được mong ước của ông cha  mình và lại giải quyết được hàng trăm công ăn việc làm cho con em ngành thuốc.